Qua câu chuyện của 2 thầy trò này ta sẽ hiểu nhiều điều quý giá chưa từng được nghe đến.
Một bữa nọ, hai thầy trò cao tăng ngồi nói chuyện với nhau:
Đệ tử: Thưa thầy, đạo Phật khuyên người ta buông bỏ mọi thứ
đúng không?
Sư phụ: Không đúng!
Đệ tử: Rõ ràng có câu “buông bỏ tất cả” đấy thôi?
Sư phụ: “Buông bỏ tất cả” để làm gì?
Đệ tử: Đúng thế, đệ tử cũng thấy rất nghi ngờ! Đệ tử thấy Phật
giáo luôn nhìn vấn đề tiêu cực. Nhiều người hỏi đệ tử: “Nếu mọi sự đều buông bỏ
thì lấy đâu ra tiền? Quần áo? Mọi người đều không làm việc thì thế giới này sao
có thể tồn tại?”
Sư phụ: Mọi sự buông bỏ thì dẫn đến sụp đổ, cái gì cũng
không buông bỏ thì cũng dẫn đến sụp đổ.
Đệ tử: Như vậy phải làm thế nào?
Sư phụ: Thay thế và hoán đổi!
Đệ tử: Nhờ thầy chỉ rõ cho con!
Sư phụ: Con có thể kêu một người ăn mày cam tâm cho con số
tiền đang nắm chặt trong tay họ không?
Đệ tử: Không thể được.
Sư phụ: Con có thể dùng hòn sỏi đổi lấy số tiền trong tay
người ăn mày không?
Đệ tử: Con nghĩ không được.
Sư phụ: Tại sao?
Đệ tử: Vì tiền đáng giá hơn.
Sư phụ: Vậy nếu dùng vàng để đổi thì sao?
Đệ tử: Vậy thì được.
Sư phụ: Tại sao?
Đệ tử: Vì vàng đáng giá hơn.
Sư phụ: Vì thế, cách buông bỏ đơn giản nhất chính là hoán đổi.
Nguyên nhân khiến người ta không buông bỏ là vì không giành được thứ tốt hơn.
Dùng thức ăn chay thay cho thức ăn mặn, con sẽ buông bỏ được con dao mổ; dùng bố
thí thay cho giành giật, con sẽ buông bỏ được lòng tham; dùng tín ngưỡng thay
cho hư vô, con sẽ buông bỏ được nỗi trống rỗng; dùng trí tuệ thay cho ngu dốt,
con sẽ buông bỏ được cố chấp; dùng chính niệm thay cho tạp niệm, con sẽ buông bỏ
được ngông cuồng; dùng nhẫn nại thay cho báo thù, con sẽ buông bỏ được giận dữ;
dùng yêu thương thay cho tham lam, con sẽ buông bỏ được đau tim. Tu hành không
phải là buông bỏ, mà là để hiểu lẽ hoán đổi.
Theo Daikynguyen
0 nhận xét:
Đăng nhận xét