Nam nhân quyền phải cao lớn mới hay, đầy đặn(phong)là thứ yếu
và lộ là hạ cách . Nhưng với nữ nhân thì quyền cao lại là tướng khắc phu.
Vị trí chính thường của lưỡng quyền đàn bà cấn ngang bằng với
sống mũi, nếu cao hon trung điểm của sống mũi gọi là cao, nếu lại thấy một làn
cốt ngầm tháp hai bên mũi thì cao ấy càng nặng. Đàn Ông quyền cao, quyền cốt
áp hai bên mũi, đấy là “lưỡng quyền tháp thiên" vị cao quyền trọng. Nhưng
đàn bà mà như vậy chính là hung tướng khắc phu. Nếu mang hung tướng nào khác nữa
thì thân phận sẽ đúng như câu tục ngữ: “Thập niên cừu tế , võ tế quá tân niên”
(mười năm chin lẩn lấy chồng , anh nào sang sông năm mới ) Xứng đáng là nữ anh
hùng khắc phu .
Để nhận cho rõ hơn về quyền cao, còn phải căn cứ vào cuối mỗi
con mắt, thấy gò mà ấn ấn phát hiện cao lên.
Về tính tình , quyền cao không dữ tợn bằng quyền đại, nhưng cũng chẳng nhu thuận
đâu.
Người đàn ông lưỡng quyền cao biểu thị quyền lực và phách lực
. Người đàn bà quyền cao cũng biểu thị một cá tính mạnh và nhiều nghị lực.
Sách Tướng viết: "Khán quyền bất như khán tị” nghĩa là : Xem tướng lưỡng quyền chẳng bằng
xem tướng mũi . Tại sao nói vậy?
Bởi bốn hình thể: Cao, đại, phong, lộ của lưỡng quyền rất
khó phân biệt , cho nên tìm ra tướng khắc phu trên lưỡng quyền không phải dễ. Cho nên cần lấy mũi làm chuẩn cho dễ hơn. Người đàn bà có tướng khắc phu thì
mũi vát mỏng như dao (tị tước như đao), cái sóng mũi không tròn như sống mũì cao
dao. Đàn ông sóng mũi dao thì tính tình khắc khổ thôi , không khắc thê, còn
đàn bà thì khắc phu, đồng thời tính tình cũng rất là khó chịu nữa. Nữ nhân đã
tị tước, thêm quyền cao nũa ắt hẳn phải khác đến ba chồng rồi mới yên.
Quyền cao tị tước không tạo cho khuôn mặt trở nên hung ác
đâu, trái lại chúng còn làm cho dung mạo người đàn bà thêm đẹp là đằng khác ,
nhưng chỉ phải chịu điều bất hạnh là khắc phu vì chúng được kể như điển hình của
khắc phu. Trăm trường hợp đúng đến 95, rất hiếm trường hợp ngoại lệ.
Cho hiểu rõ về tướng khắc phu, xin đọc câu chuyện dưới đây
do Bành Thần Tiên tức Bành Hàm Phấn, nhà tướng số nổi tiếng Bắc Kinh cách đây
40 năm:
Một hôm (lời Bành Hàm Phẩn) tôi dẫn học trò đi chơi Trung
Ương Công Viên đế thực tập khán tướng. Tôi chi vào số nãm người: ba đàn bà thuộc
giới thượng lưu trạc độ tuổi ngoài bốn mươi, hai đàn ông còn trẻ
, ngồi ghế trước mặt chúng tôi trả hỏi lũ học trò: “Các con có biết ba người
đàn bà ngồi bên kia trên tướng cách điểm nào giống nhau và điểm nào khác nhau?”
Tất cả chú mục ngắm nghía, xôn xao một lúc rồi đáp: “Thưa
thấy chúng con thấy ba người đó đồng cách điểm suốt đời đủ ăn , đủ mặc , không
lo khốn khổ và dị cách trên điểm chồng con với tuổi thọ”
Tôi nói: “ Các con đoàn thể mơ hồ quá , bây giờ hãy đi vào
chi tiết cung phu của họ xem sao? “
Anh trưởng tràng ( học trò giỏi thường được làm trường tràng)
thưa: "Con thấy bà áo xanh lấy được chồng sang , bà quần vàng thì chồng giàu
, còn bà mặc áo có hoa đỏ có tướng khắc phu”.
Tôi bảo: “ừ, con xem tướng trên đại thế chẳng sai bao nhiêu,
khá lắm, thầy khen con đó, nhưng có điều con chưa nhận ra Cái bà chồng sang đúng lắm còn cái bà chồng
giàu con nói trật, không phải chồng giàu mà chính bà ta giàu và bà này cũng có
tướng khắc phu nữa. Cái biết của các con
chỉ mới ở “bì phu” (ngoài da) thôi. Tướng khắc phu phải hiểu có nhiều loại
được chia ra làm “minh tướng"(trông rõ bong ra) và “ám tướng“ (giẩu ấn bên
trong), lại phân thêm làm “ngoại ngũ hành và “nội ngũ hành”. “Minh tướng” và “ngoại ngũ hành” dễ thấy, “ámtướng" và “nội ngũ hành” khó nhận ra.
Một học trò khác nói: “Thưa thầy và anh trưởng, con xem cả ba
người đàn bà đó đều không thấy ai mũi vát, quyền cao (quyền cao tị tước ) mà tất
cả đều khắc phu thì sao ?”.
Bành Thần Tiên đáp :” Con mới biết một hai chưa biết tới ba
bốn mà cái biết con đến năm sáu bày tám chín nũa . Nói riêng về “ minh tướng” khắc phu , con đã cần phải phân biệt ba phương
diện: a) diện mạo - b) thể hình - c) cử động . Bậc sơ học chỉ học diện mạo. Tướng
khắc phư trẽn diện mạo lỉên quan tớỉ bộ ba vị: mắt, mũi và quyền . Điều này đa
số rất chú ý , nhưng họ đã không hiểu rằng nếu chỉ chú ý đến diện mạo không
thôi thật là thiếu sót . Các con hãy trông cho kỷ bà áo hoa đỏ đế nhận ra cái cách
“tị lương tước như đao” (sống mũi như sống dao) rồỉ đến bà quần vàng tướng khắc
phu do “tị lương đê hãm” (sống mũi tẹt đi xuống), còn bà mặc áo xanh tuy lấy
chồng sang thật đấy nhưng cũng khắc phu bởi tại đôi mắt.
Thông thường như chúng ta biết phàm người đàn bà mũi như sống
dao, mắt hung dữ và quyền cao là khắc phu và không để ý đến “tị lương đê hãm”,
thật ra cũng là một loại tướng khắc phu. Ngườì đàn bà mắt to (vành mắt rộng) trong
sáng là mắt quí phu nhân, nhưng nếu đôi mắt ấy lộ quang vành quá mạnh thì khắc
phu, cao điểm vận hạn của đôi mắt quang lộ khắc phu là vào năm 37, 38 tuổi. Tướng
mũi dí tẹt xuống(tị lương đê) thì khắc phu muộn hơn”
Sách Tướng viết: “ Nữ nhân tối ky hữu tị vô quyền” nghĩa là: đàn bà tướng kỵ mũi cao mà không có
lưỡng quyền tương phối.
Ở trên như chúng ta đã biết quyền cao tất khắc phu nhưng nếu
lưỡng quyền quá thấp gần như không có mà cái mũi cao nữa thì lại càng là một tướng
xấu hơn nữa .
Câu chuyện dưới đây chứng mình định lý này :
Khoảng Dân quốc thập tứ niên tức năm 1925 , ở chợ Phật Sơn tỉnh
Nam Hải có cửa tiệm bán nước trái cây, chủ nhân họ Lương, vợ chồng hiếm hoi mới
nuôi một con gái đặt tên là Á Quyên. Khi lên 6 tuồỉ, ông bà Lương cho cô con nuôi
đi học và đổi tên là Lệ Quyên. Lớn lên dung mạo Lệ Quyên rất xinh đẹp, ai trông
cũng muốn yêu.
Năm 18 tuổi, ông Lương đã già mới bảo lệ Quyên nghi học về trông
nom công việc buôn bán . Đã đẹp lại có duyên , tiếng tăm nổi dậy , chỉ trong
khoảng thời gian ngắn , khách mua lũ lượt kéo đến hàng . Trong số khách thường
lui tới có nho sĩ họ Phùng tinh thông tướng học , trông Lệ Quyên thấy nàng mặt
mũi ngũ quan đoan chính , thân hinh đều đặn cãn xứng, da trắng nom như trứng gà
bóc thật dễ làm điên đảo những kẻ hỉểu sắc, chỉ hiềm một nỗi là mũí nàng quá cao,
lại có ám tiết ( mũi nổi lên vết đen mờ mờ như chia mũi ra làm hai khúc) . Theo
tướng lý thế là “hữu tị vô quyền” (mũi cao mà lưỡng quyền không tương phổi )
hay gọi là “ độc tủng cô phong” ( mũi như ngọn núi đứng chơ vơ). Ai mang tướng này
ắt bẳn là loại bạc tình hay khắc phu . Lại thêm hai đôi mắt nàng chủi xuống ( hạ
thùy ) và nơi “sơn căn” ( tức khoảng cách giữa hai con mắt ) có vệt như ngấn lệ
.
Nho sĩ họ Phùng liền lập lời đoán ghi trên giấy với sự chứng
kiến của bạn bè đồng si tình cô gáỉ bán nước ttái cây như sau: “Tam thập nhị tuế
(32tuồỉ) đi vào nhãn vận (vận con mắt) sẽ gặp khổn
khổ
, đôi mắt nhìn phiêu dao bất định tất nhiên tâm vô định kiến . May nhờ quyền cốt chạy thẳng lên thái duong ( quyền cốt tháp thiên sương
) nên kế từ trung niên đến lúc giá có thể tự làm lấy ăn nên không đến nỗi khổ .
Cái mũi “ có phong độc tùng” làm cho phải
thay đổi tới ba bốn lần chồng . Khi nào hồng nhan biến ra bạch phát thì sống cô
độc
Cuộc đời Lương Lệ Quyên quả đúng như lời đoán tướng của nho
sĩ họ Phùng. Cai quản quán bán nước ttái cây, Lệ Quyên chẳng khác nào một đóa hoa
tươi thắm lôi cuốn biết bao nhiều chàng trai ong buớm giang hồ. Nhung khốn nỗi
tâm tình của Lệ Quyên lại lạnh hơn băng tuyết, muốn chọn chồng một cách nghiêm
nghị chín chắn , những kẻ ngang bằng hoặc thấp hơn đều bị nàng loại. Ngày
tháng trôi mau, cả năm sáu năm trường Lệ Quyên vẫn chưa chọn được ai. Tự thị thông
minh, nàng mới ra vế câu đối kén chồng , ai đối cho đẹp lời đẹp ý , nàng sẽ
nguyện đi theo dù phải làm lẽ mọn, thiếp hầu cũng cam lòng. Vế đối ấy là: “Lê lý , lê hoa tam dạng bạch”. Có người phú thuơng giàu lớn nhất vùng tên Văn Thiểu Đình tuổi
ngót nghét sáu mươỉ đã đốí được . Giữ lời hứa, Lệ Quyên chấp nhận về làm thi thiếp
cho Vãn Thiểu Đình .
Rũi cho nàng, chưa đầy ba tháng chăn gối, Văn Thiểu Đình bỗng
lăn cổ ra chết . Cả họ bên chồng đổ diệt cho Lệ Quyên là con quỉ mang sự bất tường
đến cho gia đình, xúm nhau lại đuổi nàng đi chẳng cho lấy một xu nhỏ .
Lệ Quyên đành trở về với quán bán trái cây ngày trước, tự thực
kỳ lực & cũng gá nghĩa với vài người đàn ông nữa, rồi chẳng ai ăn ở được bền
lâu. Cuối cùng, Lệ Quyên chết già trong
cô độc.
Sách Tuớng viết : “Nữ nhân tam độ giá, kỳ thanh thích nhĩ”
nghĩa là: Đàn bà ba lần lấy chồng, do tiếng nói nghe chói lỗ tai .
Tiếng nói của đàn bà nên cỏ âm thanh nhu hòa, nểu âm điệu hoặc
âm sắc hoặc cao hoặc trầm nghe chói lỗ tai , rất xấu .
Nam nhân nói nghe chói lỗ tai phần lớn bị phá hại và cuối
cùng cuộc đời thuờng bị ác tử. Nữ nhãn có thanh âm nhu thế tất chẳng khỏỉ khẳc phu,
khó tử, chôn chồng , chôn con . Nước ta cách đây hơn mười năm, có một mệnh phụ
quyền khuynh quốc mang tướng “ kỳ thanh thích nhĩ” kết quả đã rõ như tuớng lý qui định.
Thanh âm chói tai phân ra làm hai loại: mộc và kim.
Tiếng chói tai thuộc mộc thì các ông chồng thường chết trên
giường bệnh. Tiếng chói tai thuộc kim thì các ông chồng để tử ư phi mệnh hoặc
chết nơi tha phưong .
Về tiếng nói của đàn bà mang tướng khắc phu, ngoài tiếng chói
tai còn có tiếng nghe vẩn đục như tiếng đàn ông , tiếng nói nghe như vừa khóc
xong, tiếng nói ồ ạt như cãi nhau cũng là khắc phu.
Sách Tướng viết : "Nữ hũu trượng phu tướng phi ly tiên
thị khắc", nghĩa là: Đàn bà có tướng đàn
ông nếu không bỏ chồng thì cũng khác phu. Trượng phu tướng của đàn bà có hai mặt:
_ một trên hình thái dáng dấp
_ một trên tính tình thái độ
Tuy nhiên , thường thường thì cả hai mặt ấy đi liền với nhau, rất hiếm trường hợp tách rời. Điển hình như nữ văn sĩ Simone de Beauvoir và
người đàn bà cầm đầu phong trào Women LIB hiện thời là Germaine Greer. Tính
tình và dáng dấp cả hai bà đều có “trượng phu tướng" nên chuyện chồng con rất
lôi thôi. Beauvoir ăn ở không chính thức với Jean Paul Sartre và với nhiều người
nữa, còn Greer thì khỏi nói. Trong cuốn sách nhan đề “ Modem Women a lost sex" nữ văn sĩ
Dorothy Parkeĩ viết:
“Tôi không thể nào chịu được những sách vở nói về đàn bà là
đàn bà. Theo tôi đàn ông đàn bà đều phải coi chung là con người (comme des
êtrer humains).
Một nữ văn sĩ khác bên châu Âu đã từ chối việc báo chí in ảnh
bà vào tập danh sách những nhà văn thuộc phái nữ, bà muốn được xếp chung vào
danh sách phái nam .
Tướng Mệnh học coi các hiện tượng tương tự trên đây là kỳ quái,
là trái nghịch báo hiệu điều xấu, điều gỡ
như gà mái gáy .
Tướng Mệnh học nhìn đàn bà trên căn bản: “Soyez femmes ,
restez femmes, denevez femmes”. Nếu
đàn bà dáng đàn ông, tính đàn ông là hỏng. Phải nam cương nữ như mới hợp cách
. Khi ta nói nam hay nữ không thôi thì chỉ là nói giống đực hay giống cái , sự
khác biệt đặt trên buồng trứng và hộ sinh thực khi. Nhưng nếu thêm vào cương với
nhu thì tinh chất nam nữ thế híện lên rõ ràng. Lúc ấy ta mới có thế bảo với một nữ nhãn rằng: "Cô nghĩ như vậy bởí cô là đàn bà". Ngoài định lý chung “Nghĩ như vậy vì sự thật nó như vậy”.
Bởi thế , khi đoán tướng phải phối hợp hình tính với nhau. Chứ không thể chỉ
căn cứ vào danh từ tưóng mà quá chú trọng vào hình hài. Có cả tướng ngay trên
tâm tính.
Trong cuốn “Tướng Mệnh đàm kỳ" tướng sĩ Tề Đông Dã kế:
“Mấy nãm trước, tôi cùng mấy người bạn tới một quán cơm ở Thượng Hải. Ngay bàn bên có mấy bà. Ông bạn họ Lý hình như có quen biết
với họ mới hỏi nhỏ tôi rằng: “Này bạn, xem ba vị nữ nhân bên ấy tướng cách thế nào”. Thể theo lời bạn Lý, tôi vừa ăn
vừa tìm cách chú ỷ đến ba ngườỉ đàn bà đó. Chờ khi họ ăn xong ra về rồi, tôi mới
bảo bạn Lý: “Trên đại thể bây giờ tôi đã biết họ thế nào. Bà bên phải và bà
bên trái đều từng đã ly dị rồi & lấy chồng nữa. Còn bà ngồi chính giữa hơi mập
tuy có tướng tốt đấy nhưng vợ chồng bất hòa, lủng cũng muốn bỏ nhau mà không bỏ
được”.
Lý tiên sinh gật đầu: “Bác nói đúng, hai bà kia ly hôn rồi, phần bà họ Tào tôi không hiểu bác nói sao vì chồng bà ta đàng hoàng lắm, con
cũng đã lớn còn muốn bò nhau ư”.
Tôi bảo: “Ừ, bà ấy đang ở tình trạng như vậy, tôi không rõ nãm
nay bà ta bao nhiêu tuổi, chắc chưa tới 42 tuổi đâu, nếu không thì quyết
nhiên khắc phu xảy ra rồi.
Một người hạn khác nói chêm vào: “Hai ly phu, một khắc phu, cái gì kết hợp họ ngồi với nhau ngẫu nhĩ kỳ lạ thế nhỉ?"
Tôi đáp: “Thường thì vật dĩ loại tụ, cùng giống hay tụ hội
với nhau. Ba người đàn bà đó vốn là loài chim cùng lông cánh nên sống quây quần”.
Câu chuyện thêm phần hào hứng, mọi người đồng thanh yêu cầu
tôi giải thích về tướng mấy người đàn bà khi nãy.
Tôi nói: ”Đàn bà lấy mũi làm phu tinh. Tướng mũi khuyết
hãm có nghĩa là phu tinh khuyết hãm nên chẳng bỏ chồng cũng khắc phu, khó
thoát. Vận mũi chạy dài 10 năm từ 41 đến 50 tuổi. Những chuyện bỏ chồng hay
ly dị thường xảy ra trưóc nãm 4l vì lẽ người đàn bà ly hôn hay khắc phu đa số liên
quan đến cả tướng mi (chân mày), tướng mắt mà mi với mắt ảnh hường từ 30 đến 40 tuổi.
Người đàn bà mà lộ tinh(con ngươi hơi lồi ra), lộ quang (mắt sáng quắc, hoặc lộ
vẻ hơi lả lơi), hỗn trọc (mắt hơi đục mờ), nhãn hình bất chính (hình
thể lệch, híp chố) lưỡng quyền lộ cốt. Có những tướng này là sát khắc chứ chẳng
phải ly hôn ly dị mà thôi. Tất cả cũng tất hay xảy ra vào tuổi chưa 40, lúc quyền mi nhãn vận
đang ở cao điểm phối hợp nhau.
Lý tiên sinh hỏi: “ Bà họ Tào người mập , tôi thấy mũi , mi, mắt,
lưỡng quyền không hề khuyết hãm, sao bác lại bảo là khắc phu?"
Tôi đáp: “Tướng bà họ Tào, những gười sơ học khó nhận ra vểt
tích khắc phu. Xin chỉ ông bạn hay. Số là Ở nơi sơn căn khoảng giữa hai con mắt
của Tào thái thái nó quá cao. Nếu như người đàn ông có tướng ấy cộng với đôi mắt
sáng thì thành công về võ nghiệp hoặc sẽ là một vị pháp quan lẫy lừng vì nó là
tướng nắm “sinh sát chi quyền". Còn như với Tào thái thái chỉ là một người
đàn bà, hiện tại xã hội, hiện tượng đàn bà nẳm sinh sát quyền cực hiếm, nay
Tào thái thái có tướng ấy , tất nhiên đối tượng cho sinh sát quyền là ai nữa
ngoài đấng phu quân.
Lý tiên sinh lại hỏi: ”Vâng tôi xin chịu bác về cái lý khắc
phu, nhưng còn việc bác bảo muốn bỏ nhau mà không đuọc thì sao?" Hiện nay, bà
ta đến tuổi 40 rồi, con cái cũng đã lớn khôn,
theo tôi nghĩ bà ta ờ trong hoàn cảnh tương tự chắc chằng đến nỗi đề cho dã tâm
nổi lên càn rỡ.
Tôi nói : "Nữ nhân khắc phu ly hôn tướng được phân thành hai
loại: Về ly hôn có vì “dâm" mà ra hay vì "việc" mà ra. Về khắc phu có “minh tướng" và
“ám tướng". Như Tào thái thái là: minh khắc "cho nên bà ta với chồng com chẳng
lành, canh chẳng ngọt từ lâu rồi". Khi nào tình nghĩa phu thê quá soắn suýt đến
nỗi không rời nhau ra đưọc nữa, kết quà thành khắc phu, đấy gọi là ám khắc. Cho nên
ám khắc khó biết hơn minh khắc. Bà họ Tào
có đầy đủ tướng trượng phu gọi là cân quắc phu nhân hay nữ trung trượng phu. Tướng
ấy mang điểm tốt là người giỏi giang quán xuyến nhưng lại kèm điếm xấu là khắc
phu. Nếu người đàn bà ấy vẫn giữ được phong thái nữ tử thì đỡ, nếu cả phong
thái tính tình giống hệt đàn ông thì chớ nên dính vào, đàn ông bốn chểt ba chạy
là thường. Nói trắng ra, cái người chồng cơm chẳng lành canh chẳng ngọt hiện
thời chính là người chồng thứ hai mới đúng, nếu ông ta không sớm cao chạy xa
hay, tất là nguy hiểm".
Lý tiên sinh vỗ đùi cười ha hả rằng: “Tôi phục bác lắm,
Tào thái thái đã ngốn xong một ông chồng rồi, ông này là ông thứ hai đấy.
Qua
năm sau, Lý tiên sinh báo cho tôi biết ông chồng thứ hai của bà họ Tào đã qua
đời sau một cơn bạo bệnh.
Tướng
khắc phu còn có nhiều hình thái khác, nhưng không nặng bằng những tướng chính yếu vừa kề ở trên.
Sách Tướng Mệnh của Tào Chấn Hảỉ ghi như sau:
- Dưới đôi mẳt có sắc xanh đậm là sinh ly sắc
- Mắt lộ mày vàng
- Ở văn pháp lệnh hay góc mỉệng có nốt ruồỉ đen
- Răng hô mà hở
- Sống mũi nổi đốt
- Trán thật gồ rộng đến thái dương
- Môi dưới trùm lên môi trên
- Tam quyền diện (hai quyền cao thêm án đường nồỉ ra)
- Trán quá cao
- Trán hẹp, chân mày giao nhau
- Mắt ác mũi hếch
- Cổ thật ngắn, trán dô
- Mi quá đậm và giao nhau
- Đầu thật lớn, trán thật rộng
- Cốt thô, tiếng nói thô
- Nhíều vết ngang trên mặt
- Sơn căn(cuối sống mũi chỗ giữa hai mắt)có nốt ruồi
- Lông mày thô và đỏ
- Da trắng mà không có
quang thái, trông sỉn như nước vôi
- Mặt dàỉ mà miệng rộng
- án đường có một vệt thẳng như cây kim treo
- Tuổi trẻ đã rụng tóc
- Sơn căn đê hãm (thụt xuống)
- Mũi quặp lại, tay thô
- Sắc mặt bẩn như có bùn
Khắc phu khi nhẹ đi, có nghĩa là gây sự trờ ngại cho chồng
trên mọi phương diện: công danh, tài lộc, sự thành đạt của con cái....
0 nhận xét:
Đăng nhận xét