Amazon có 50 nhà kho khổng lồ với 40.000 nhân công làm việc bên trong đó, chưa kể có hàng chục ngàn lao động khác làm bán thời gian theo kiểu thời vu nhân những dịp lễ hội lớn trong năm.
Ngoài việc tiếp nhận đơn đặt hàng, chọn hàng, đóng gói & gữi về đúng địa chỉ cho khách hàng thì nhân viên Amazon còn có những bí mật gì? Scroll nhé!
1. Trong khi một số công nhân chia sẻ rằng họ có thể đã chịu
những điều kiện làm việc tại kho hàng của Amazon thì có hàng chục câu chuyện
khác miêu tả đây thực sự là nơi làm việc hết sức kinh khủng.
"Nó chắc chắn là công việc khó nhằn rồi", Brant
Ivey - người đã mất sáu tháng làm việc trong một kho hàng trung tâm của Amazon
chỉ để nâng những vật phẩm quá khổ chia sẻ. Tuy nhiên anh cũng cho biết thêm rằng:
"điều kiện làm việc tại đây hoặc bằng hoặc tốt hơn so với hầu hết các nhà
kho khác mà tôi đã từng làm việc".
Một trong những khiếu nại lớn nhất là trong các kho hàng quá
nóng. Năm 2012, sau một thời gian dài các công nhân phải làm việc trong điều kiện
mùa hè nóng bức, Amazon công bố kế hoạch chi khoảng 52 triệu USD để lắp đặt hệ
thống điều hòa không khí trong kho của hãng tại Mỹ.
2. Công nhân làm việc tại Amazon không được phép mang bất cứ thứ gì vào trong nhà kho, kể cả điện thoại di động. Khi làm việc tại các kho, họ đi vào trắng tay và đi ra với hai bàn tay trắng.
2. Công nhân làm việc tại Amazon không được phép mang bất cứ thứ gì vào trong nhà kho, kể cả điện thoại di động. Khi làm việc tại các kho, họ đi vào trắng tay và đi ra với hai bàn tay trắng.
"Nếu bạn mang điện thoại của bạn vào kho mà bạn không
phải là quản lí, bảo vệ sẽ tịch thu nó và cuối ngày bạn phải đến bộ phận an
ninh để lấy lại," Charlee Mided, người đã làm việc trong một nhà kho ở
Phoenix, Arizona cho biết. "Sau đó, bạn sẽ phải về nhà rất muộn. Vì vậy, mọi
người đều biết rằng không nên làm điều đó.
3. Như một cách để tăng tính bảo mật, người lao động phải đi đến một trạm kiểm soát an ninh mỗi khi họ rời khỏi kho, trong cả quãng thời gian ít ỏi để nghỉ ăn trưa.
4. Những người công nhân chuyên lấy các vật phẩm xuống từ kệ để hoàn thành đơn đặt hàng của khách thì được gọi là "người nhặt đồ".
3. Như một cách để tăng tính bảo mật, người lao động phải đi đến một trạm kiểm soát an ninh mỗi khi họ rời khỏi kho, trong cả quãng thời gian ít ỏi để nghỉ ăn trưa.
Theo lời kể của Mided, khi chuông báo giờ nghỉ trưa tới, có
một cuộc chạy đua điên đảo để được kiểm tra sớm nhất và nhanh nhất.
"Nếu bạn đang ở trong kho và được gọi ăn trưa, bạn có
30 phút từ thời điểm đó để nhìn đồng hồ, tính giờ, ăn và quay trở lại kho hàng.
Thế nhưng bạn sẽ mất một nửa khoảng thời gian đó để chờ đợi được kiểm tra rằng
bạn chắc chắn không ăn cắp bất cứ thứ gì ở trong kho. Nhiều khi bạn chỉ còn lại
khoảng 10 phút để ăn."
Sự ùn tắc tại đây cũng xảy ra vào cuối ngày khi người lao động
bắt đầu đổ ra khỏi kho hàng. Và họ cũng không được trả thêm tiền khi mất thời
gian đứng trong đám đông nghẹt cứng bởi quyết định được đưa ra từ Tòa án Tối
cao vào cuối năm 2014, rằng luật quản trị doanh nghiệp như của Amazon không phải
trả cho nhân viên thời gian mà họ phải chờ đợi để kiểm tra an ninh.
4. Những người công nhân chuyên lấy các vật phẩm xuống từ kệ để hoàn thành đơn đặt hàng của khách thì được gọi là "người nhặt đồ".
Những người này luôn bị theo dõi về tốc độ và độ chính xác
trong quá trình làm việc của mình. "Công việc của tôi chỉ là lấy hai thùng
nhựa vàng lớn, đặt xe đẩy hai tầng và làm đầy chúng với các vật phẩm mà máy
quét thông báo tôi phải đi tìm", một cựu nhân viên chuyên nhặt đồ chia sẻ.
"Vào thời gian đỉnh nhất, tôi chọn được khoảng hơn 120
vật phẩm trong mỗi giờ, nhưng hiệu quả làm việc như vậy cũng chỉ được đánh giá
là đủ tốt."
5. Kho hàng của Amazon rất rộng lớn, như nhà kho ở Baltimore
là rộng khoảng 23 mẫu Anh tức tầm 93.000 m2.
Vì quá rộng nên các nhân viên phải đi lại khá vất vả. Một
nhân viên làm việc trong kho Amazon trong vòng 14 năm chia sẻ rằng anh đi được
khoảng 13 dặm tức xấp xỉ 21 km trong vòng một ngày chỉ để đi nhặt đồ.
"Mỗi ngày khoảng 10 tiếng đồng hồ, do đó nó giống như 2
km trong một giờ, như vậy cũng không có gì là xấu" ông nói. "Tuy
nhiên nếu là 10 tiếng liên tục, rồi ngày thứ ba hoặc thứ tư liên tiếp như vậy
thì chân của bạn gần như sẽ hoàn toàn mất cảm giác vậy."
6. Khi vật phẩm được chuyển đến nhà kho, chúng được quét mã
và được đặt vào một ngăn trống trên một chiếc kệ giữa hàng trăm chiếc kệ khác.
Tuy nhiên không có một quy luật, vần điệu hay lí do nào để
quyết định nơi chúng được đặt vào, và thậm chí nhân viên dày dạn kinh nghiệm
trong kho cũng không lí giải nổi.
Một cựu nhân viên của Amazon cho rằng: "Mỗi lỗ trống sẽ
được để một loại mặt hàng". "Đó có thể là một cuốn sách, một chiếc
bàn chải đánh răng, một đôi giày da hoặc là một bản sao của băng VHS Barbie từ
năm 1993." Vì vậy có lẽ chỉ có một từ để dành cho việc lưu trữ vật phẩm
trong kho hàng của Amazon, đó là: hỗn loạn.
Cơ sở dữ liệu của Amazon cho biết nơi những kệ có ngăn trống
cần phải lấp đầy nó càng nhanh càng tốt để tối đa hóa hiệu quả. Máy quét điện tử
trên tay của mỗi công nhân sẽ giúp họ tìm ra nơi để những mặt hàng mà họ đang
tìm kiếm.
7. "Khi chúng tôi gặp nhau hai lần trong một đêm và cả
khi chúng tôi trở về từ bữa ăn trưa, chúng tôi thường phải tập thể dục tập thể,"
Mided nói.
"Nhảy tại chỗ, xoay người, đong đưa cánh tay... nó có
thể làm tôi cảm thấy thực sự phấn chấn và khá hữu ích cho công việc, nhưng nhiều
lúc nó cũng phần nào làm cho tôi cảm thấy mình như đang lên 5 tuổi vậy".
8. Mided nói các nhân viên của Amazon thực sự rất yêu thích
việc nghịch những tấm bọc khí giảm xung chấn.
Khi những tấm bọc khí dư lại khá nhiều sau khi bọc hàng, họ
thích thú quấn chúng quanh mình, ngồi lên chúng hay bóp những bong bóng khí
phát thành tiếng "pop, pop".
9. Nhân viên của Amazon có hai lựa chọn cho bữa trưa: Một là
mang đồ ăn ở nhà đi, hai là mua một suất ăn từ một trong hàng chục máy bán hàng
tự động của căng - tin rồi cho vào lò vi sóng làm nóng, ví dụ như bánh mì kẹp
thịt và xúc xích.
"Bạn mua một chiếc bánh hamburger và khi ăn nó lại
không có mùi vị như thịt bò thật," một nhân viên cũ phản ánh. "Chỉ cần
thức ăn của bạn còn ấm thôi đã là may mắn lắm bởi căng - tin tại đây thực giống
với một chiến trường khốc liệt vậy".
"Đó là một chiến trường mà người ta tranh giành nhau để
có đủ thời gian làm nóng thức ăn của mình", cô nói: "Vì vậy điều
thông minh nhất là sử dụng những thức ăn không cần tới lò vi ba, bởi vì nó
chính là kẻ giết người. "
10. Về khu y tế trong kho hàng của Amazon, Mided nói:
"Nó giống như một phòng y tế cấp trường vậy".
"Bạn ngồi xuống, họ bảo bạn chườm đá lên chỗ này, chỗ
kia. Bạn nói với họ về mức độ đau đớn bạn đang phải chịu đựng dựa trên thang điểm
từ 1 đến 10, và thực tế họ cũng không thể làm được gì nhiều cho bạn. Họ chỉ có
thể cung cấp cho bạn ít đá lạnh và aspirin cho bạn mà thôi".
11. "Rất nhiều người sẽ làm đủ mọi cách để không phải
di chuyển trên mặt sàn khi làm việc", một cựu nhân viên nói.
"Một trong những cách đó là chỉ cần thay đổi từ "mệt"
thành từ "đau". Ví dụ họ sẽ nói rằng: "Chân của tôi bị
đau!", nhưng thực tế họ cũng chỉ quá mệt do đi lại quá nhiều bên trong kho
hàng thôi".
Nếu y tá không thể tìm thấy bất cứ điều gì bất ổn mà họ vẫn
cứ khăng khăng họ không khỏe, các giám sát viên sẽ tìm một công việc dễ dàng
hơn để họ làm mà không đòi hỏi phải nâng đỡ bất kì một vật nặng nào.
Có còn hơn không, điều này có nghĩa là thay vì bạn được nghỉ,
bạn sẽ phải làm nhiệm vụ là... quét nhà.
"Thật ra nó chỉ ổn trong khoảng hai giờ đầu tiên
thôi," Mided nói. "Mười hai giờ liên tục chỉ để đẩy một cái máy quét
nhà là điều khiến đầu óc mệt mỏi nhất hành tinh đấy. Thế mà điều đó vẫn không cản
được những người thích giả vờ".
12. Trong kho hàng của Amazon có những nhân viên được gọi là
người "giải quyết vấn đề". Đó là những người có trách nhiệm sửa chữa
lại những lỗi sai của người khác.
Nếu một vật phẩm sau khi được đóng gói và đưa lên trên dây
chuyền xuất kho, hệ thống máy tính của Amazon sẽ tiếp nhận và làm việc với vật
phẩm đó.
Máy tính sẽ cân trọng lượng của mỗi gói, và nếu quá trọng lượng
cho phép thì gói hàng sẽ được trả về, sau đó người "giải quyết vấn đề"
sẽ trực tiếp kiểm tra nó.
"Nếu có một lỗi nhỏ trong bất kì giai đoạn nào của quá
trình này, tôi sẽ tìm nó, sửa nó và cung cấp các thông tin phản hồi đến người
gây ra hoặc nguyên nhân làm xảy ra lỗi này", một nhân viên chuyên "giải
quyết vấn đề" giải thích về nhiệm vụ của mình.
13. Nếu có một bí mật mà tất cả công nhân kho Amazon sẽ nói
cho bạn biết thì chính là việc các khách hàng thường yêu cầu một vài sản phẩm rất
"dị".
Có rất nhiều sản phẩm lạ lùng, dễ thương và độc đáo khiến
cho cả nhân viên nam lẫn nữ đều phải thích thú, thậm chí còn cảm thấy như mới
chỉ 12 tuổi khi nhìn thấy những sản phẩm này. Amazon thực sự bán tất cả mọi thứ
có thể.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét