Thứ Năm, 12 tháng 11, 2015

Siêu xe 1.600km/h

Thứ Năm, 12 tháng 11, 2015
Với 1 chút hiểu biết hay là dân chơi xe thì ai cũng biết nước Anh là quê hương của những thương hiệu xe lẫy lừng như Rolls-Royce, Aston Martin, Benley...Nhưng chiếc BLOODHOUND được chế tạo tại Bristol thì là 1 câu chuyện khác. Nó đánh đổi tất cả những giá trị quý tộc thường thấy ở những chiếc xe Anh để lấy tốc độ nhanh hơn tốc độ của âm thanh.
Ngay tại xưởng sản xuất siêu xe này, kỹ sư trưởng dự án, Mark Chapman nói: "Kỷ lục thế giới 1230km/h, tức là nhanh hơn vận tốc âm thanh 5km/h đạt được trên mặt đất của xe Thrust SSC do Richard Noble & tay lái Andy Green lập được năm 1997 vẫn đang là số 1 thế giới. Nhưng với Bloodhound chúng tôi có thể đạt được 1600km/h, đó là bước nhảy lớn".
Xe...phản lực
Bloodhound dài 13.5m vừa là xe đua, vừa là máy bay chiến đấu, vừa là tàu vũ trụ. Động cơ Rolls-Royce EJ200, loại được dùng cho chiến đấu cơ Typhoon, do chính Bộ QP Anh cung cấp. Nhưng động cơ phản lực cũng chỉ giúp đạt được vận tốc gần 1000km/h. Để nhanh hơn nữa, nó được trang bị 4 động cơ...tên lửa, loại để dùng đẩy tàu vũ trụ lên không gian. Chưa kể 1 động cơ Jaguar V8 550 mã lực cực khỏe được dùng vào 1 việc duy nhất là bơm xăng vào động cơ tên lửa ở mức 40L/s.
Chiếc xe mạnh khủng khiếp nhưng trong xưởng thì yên ắng, lâu lâu mới nghe vài tiếng ồn, phần còn lại là nghe tiếng phân tích, bàn luận của các kỹ sư. Bánh xe đúc nguyên khối, thân xe làm từ nhôm gia cố thêm sợi carbon & titanium.
Để lái chiếc xe này đòi hỏi người lái phải có thể lực & thần kinh thép. Và người lái Bloodhound không ai khác là Andy Green, người đã cùng chiếc Thrust SSC lập kỷ lục năm 1997. Đội ngũ chế tạo Bloodhound rất phấn khích, bởi chiếc xe này chạy nhanh hơn chiếc máy bay quân sự hiện đại nhất mà Green từng điều khiển 3000 giờ bay trong hàng ngũ không quân Hoàng gia Anh của mình.
Sức mạnh tên lửa
Nghe đến động cơ phản lực có vẻ ghê gớm lắm nhưng thật ra nó không quá khó điều khiển, thậm chí nó còn có 1 chân ga để người lái kiểm soát như lái xe hơi bình thường. Nhưng động cơ tên lửa sử dụng cho Bloodhound thì khác. Nó dùng high-test peroxide (HTP), 1 chất lỏng có trong thuốc nhuộm tóc, và cũng được dùng chế tạo tên lửa chiến đấu & thủy lôi. Đây là chất dễ cháy & nguy hiểm cực kỳ, nhất là bởi ở bên trong động cơ của Bloodhound.
Kết quả là 1 phản ứng có nhiệt độ lên tới 3000 độ C, nóng hơn núi lửa, và tiêu thụ 800 lít nhiêu liệu HTP trong 17 giây. Quan trọng hơn là khi người lái cảm thấy bất ổn, anh ta chỉ cần nhấn nút để thả động cơ tên lửa rời ra khỏi xe nhằm đảm bảo an toàn trong trường hợp bất đắc dĩ.
Tham vọng khổng lồ.
Hakskeen Pan, 1 hồ cạn ở Nam Phi, gần biên giới Namibia, có chiều dài gần 20km hoàn toàn đất bằng phẳng, quảng đường cần thiết đủ dài cho Bloodhound tăng tốc. Vấn đề là ở đây có hàng triệu hòn đá nhỏ, khi bị cán qua với vận tốc 1600km/h chúng sẽ bật lên & văng vào xe với áp lực dư sức xuyên thủng cả xe tăng thiết giáp. Cách giải quyết của đội ngũ Bloodhound nghe khó tin: họ thuê 300 người dân bản địa lượm sạch những hòn đá đó - hoàn toàn bằng tay.
Vùng sa mạc này sẽ xây dựng 1 thị trấn nhỏ để đón tiếp nhóm Bloodhound, và họ sẽ ở đó khoảng 4-6 tháng (xây vào tháng 9 qua). Hơn 1 nửa tổng chi phí 1300 tỷ đồng của dự án này là để xây dụng cơ sở hạ tầng. Từ 1 vùng đất hoang dại bổng trở thành thị trấn hiện đại hơn nhiều thị trấn ở Anh, với kết nối 4G, internet cáp quang siêu mạnh để phát sóng trực tiếp từ buồng lái tới phone hoặc tablet người coi toàn cầu. Thật may mắn khi dự án Bloodhound được tài trợ từ chính phủ & các tổ chức phi chính phủ khác.
Nó không phải...máy bay
Mặc dù chạy với  tốc độ đũ để lướt...trên mây nếu nó có đôi cánh, nhưng Bloodhound không phải là máy bay phản lực. Trước hết, tất cả vật thể bay phải được sực chấp nhận của Cục HK Anh, và không đời nào họ cho phép bất cứ thứ gì mà bay với tốc độ kinh hoàng như thế này. Nhưng quan trọng hơn, biến Bloodhound thành máy bay sẽ đoạt quyền tự do điều khiển của Green.
Theo Green, điều quan trọng không phải là việc anh có đạt được tốc độ 1600km/h hay không, mà quan trọng là hình ảnh đầy ấn tượng của anh ngồi trong buồng lái dài, với động cơ phản lực & tên lửa bốc cháy ngay sau lưng - sẽ là nguồn động viên cho hàng triệu người khát khao chinh phục khoa học kỹ thuật. "Kể cả khi đạt được 1590km/h thôi, tôi cũng mãn nguyện rồi. Nhưng tất nhiên đạt được 1600km/h thì càng tốt" - Green nói.
Cảm giác lái xe ở tốc độ 1600km/h - Andy Green (người lái Bloodhound).
Cảm giác như bay lên trời.
Tăng tốc với gia tốc 64km/h mỗi giây, tôi cảm giác máu trong người như sôi lên & chạy từ dưới chân lên đầu, tim tôi đập chậm lại để giảm huyết áp, và tôi có cảm giác như đang nằm & lái xe thẳng lên trời. Là phi công tôi không lạ với hiện tượng này, nhưng những gì xảy ra tiếp theo thì còn đáng sợ hơn nữa.
Sau đó tôi thấy như mình đang lao thẳng xuống.
Ngược lại khi bắt đầu giảm tốc ở tốc độ 96km/h, đột nhiên tất cả máu trên đầu tôi muốn đổ xuống chân, và tôi phải gồng mình lên - đặc biệt là 2 chân & phần bụng - để tránh ngất xỉu. so với tăng tốc thì hiện tượng  giảm tốc này không dể sợ bằng nhưng lại nguy hiểm hơn.
Buồng lái sẽ ồn ào 1 cách khủng khiếp.
Tin tốt là khi tôi vượt qua tốc độ âm thanh thì tôi không còn nghe tiếng động cơ gào thét nữa vì âm thanh đó đã bị tôi bỏ lại sau lưng. Còn khi giảm tốc thì xe phải chịu 1 loạt các rung động cự kỳ ồn ào. Không chỉ nguy hiểm cho tôi mà còn làm hư hỏng các bộ phận của xe, do đó chúng tôi trang bị hệ thống tiêu âm thật tốt bên trong xe.
Tôi luyện bằng cách lái xe đua.
để lái được xe trên 100km/h, trước hết bạn làm với xe có tốc độ "chậm" ở tốc độ 100-150km/h. Tôi lái chiếc Radical SR3 RS, nó là cách tốt nhất tôi rèn luyện phản xạ. Tôi cũng từng lái Jaguar trên tuyết dầy, nó khác rất nhiều với lái trên đường phố bình thường. Tôi chưa có điều kiện lái thử trực tiếp trên sa mạc, nhưng lái trên tuyết cũng nặng tương đương như vậy.
Chiếc Thrust SSC được thiết kế...rất kém
Tuy phá kỷ lục thế giới, nhưng nghĩ lại, chiếc xe đó thiết kế kém đến mức chút xíu nữa chúng tôi bỏ cuộc. Vì lý do an toàn, nó được thiết kế với phần đầu nặng, tay lái thì dẫn động bánh sau khiến việc điều khiển siêu khó khăn. Gần 2 thập kỷ  trước hiểu biết về khí động học của chúng tôi kém, và phài đến 10 năm sau có 1 đội ngũ kỷ sư giả lập quá trình chạy của xe bằng máy tính, chúng tôi mới nhận ra sai lầm của mình.
Andy Green

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Anh Nhí 67 ◄Design by Pocket, BlogBulk Blogger Templates