Thứ Tư, 7 tháng 10, 2015

Người đàn bà trong tướng mệnh học - Câu chuyện mở đầu

Thứ Tư, 7 tháng 10, 2015
Hai câu chuyện có thật điển hình của người phụ nữ trong tướng mệnh học.
Sự thật của nữ phái Tướng Mệnh học có những khả năng gì ? Tướng Mệnh học có những khả năng sau đây:
a) Biết trước thân phận :
- trong quá khứ xuất thân và kinh lịch
- trong tương lai các hung họa phúc
- kết cục cuộc đời hữu hạnh hay bất hạnh
b) Phân tích theo tính cách :
- Trinh thục u nhàn, cân quắc tu mi, phóng đãng dâm bôn, đa sầu đa cảm hay lạnh lùng cô độc. 
c) Phát hiện giá trị:
- Đức hạnh, học vấn, tài năng
Tất cả những khả năng trên thì khó nhất là nói chuyện kinh lịch , quá khứ và tương lai, còn như chuyện tìm thấy giá trị, tính cách, xuất thân giàu nghèo, sang hèn tương đổi dễ hơn.
Chuyện thứ nhất:
Một nhà nghiên cứu về Tướng Mệnh học người trung Quốc tên là Tề Đông Dã kể rằng:
“ Vào cuối đời Thanh triều vua Quang Tự tại Bắc Kinh , nơi thanh lâu nổi tiếng đươmg thời tục gọi là Bát đại Hồ đồng, có nàng danh kỹ mang cái tên thật kiều diễm Hạnh Xuân. Nếu ai không biết nàng là kỹ nữ mà trông thấy thế thái diện mạo của nàng thì đều phải nghĩ rằng nàng là một quý phu nhân, vừa đẹp vừa đoan trang, dáng đi lúc nói, miệng cười, khi nằm khi ngồi rất nhã chẳng bợn chút thô tục,
cũng không có điểm nào yêu quái tiện dâm. Thế mà sự thật rành rành, Hạnh Xuân thân đang làm một ca kỹ, chỉ khác ở chỗ nàng là thứ ca kỹ cực kỳ nổi danh khắp Trung Quốc,  các đại quan, quí nhân đều biết tiếng , đếu mong được gần gũi nàng cho thoả chí . Phàm loại danh kỹ thường thường chỉ lưu lạc thời gian ngắn rồi sẽ được các tay quyền thể hoặc phủ thương hoặc danh sĩ, hoặc kè giang hồ từ chiều chuộc ra mang về làm thiếp yêu . Hạnh Xuân dĩ nhiên cũng không ra ngoài thông lệ đó . Một hôm trong đám khách, có phú thương họ Hạ muốn lấy Hạnh Xuân làm thê thiếp. Chuyện tiền chuộc dù phải trả trăm lượng vàng chằng thành vấn đề. Họ Hạ chỉ chú trọng một điều duy nhất: liệu Hạnh Xuân có sinh con không ? Éo le một nỗi là họ Hạ không muốn nàng sỉnh con bởi lẽ ông ta đã cỏ vợ và hai thiếp rồi, con cáỉ đùm đề. Thêm nữa, ông rất yêu vè đẹp của Hạnh Xuân, ộng muổn nàng sẽ như bức tượng bằng ngọc , nếu sinh con tất sẽ nâng xấu đi. Để giải quyết nỗi thắc mắc này họ Hạ chỉ khả dĩ trông cậy vào khoa coi tướng.  Ông mời ngay một vị túc nho họ Mạc đến Bát Đại Hồ Đồng dùng cơm luôn thể nhờ cậy chỉ giáo cái tướng cách Hạnh Xuân. Nàng được gọi tới bàn hầu rượu. Mạc tiên sinh không hiểu ẩn ý của lái buôn họ Hạ kia nên nghĩ rằng ông họ Hạ kia muốn lấy Hạnh Xuân đề có thêm con, nên sau khi quan sát Hạnh Xuân rồỉ, mới ghé tai bảo hạn:“Không nên lấy nàng vì vĩnh viễn không thể sinh đẻ”. Ông họ Hạ hòi: “ Ngoài đường sinh đẻ, Hạnh Xuân còn có điểm xấu nào nữa ? " Mạc tiên sinh đáp : “ Tướng cô ta cứ theo dung mạo bên ngoài thì phải tam phẩm phu nhân, thể mà chẳng hiểu tại sao lại luân lạc vào đây sống đời ca kỹ ? Vì tướng cách cô ta nhất định lấy người chức tước, chủ không phải lấy phú thương đâu.  Lạ gì thói lái buôn trọng lời khinh ly biệt, lời Mạc tiên sinh làm cho họ Hạ thắc mắc, ông muốn xem cho kỹ kẻo lỡ không hạp số có ngày lụy vào thân nên mới năn nỉ Mạc tiên sinh tim cho ra cái phá tướng nào ghê gớm đến nỗi biến một phu nhân thành con điếm. Nhưng Mạc tiên sinh nhin không ra. Điều này khiến cho tiên sinh tức bực khôn tả và tiên sinh quyết tim cho ra. Bởi vậy, Mạc tiên sinh từ bữa ấy năng lui tới Bát Đại Hồ Đồng. Một hôm , ngồi nói chuyện văn cùng Hạnh Xuân, tiên sinh liền hòi thẳng vào đề cho nàng biết tướng cách giá đáng phu nhân sao lại lạc loài nơi thanh lâu đàn phách. 
Hạnh Xuân nói: “Thưở nhỏ cha mẹ xem sổ cho nàng, thầy sổ bào tương lai. Nàng là người trong thanh lâu. Lên tám tuổi, cha mẹ theo nhau mấtt sớm, nàng phải đi làm con nuôi và sau cùng rơi vào tay lũ buôn hương bản phần. Con mụ đầu cũng đem số nàng hỏi thẩy đoán để xem con bé này liệu có phải là cây tiền cho mụ chăng ? Thầy đoán mệnh phê vào là số mấy chữ: “ Mỹ nhi võ từ, diệm nhi đa phu", nghĩa là đẹp không con, tài sắc nhưng nhiều chồng. Lá số ấy hiện nàng vẫn giữ. Mạc tiên sinh cố ý ngồi nói chuyện thật lâu với Hạnh Xuân, hy vọng phát hiện đuợc phá tướng của nàng . Nhưng từ buổi trưa đến quá chiều tuyệt nhiên không thấy gi khác lạ cả.
Rời kỹ viện ra về, dọc đường Mạc tiên sinh chợt nhớ ra trong thời gian đàm thoại với cô kỹ nữ, mình là ông già ngoài năm mươi mà cũng chẳng phải đi tiểu tiện lần nào, thế mà Hạnh Xuân mới mười chín tuổi đầu lại phải cứ chốc chốc xin phép đi tới sáu lần bảy lượt, vả chăng lúc này vào mùa hè, thông thường người hay ra mồ hôi chứ đâu có cần tiểu tiện . Đúng rồi, Tướng Mệnh gọi là tiết khí, một loại âm phá tướng .
Đến tối, Mạc tiên sinh vội vả tới kỷ viện tìm cô bạn đồng phòng với Hạnh Xuân tên là Phi Phượng để hỏi xem hôm nay Hạnh Xuân có đau ốm chi không? Phượng bảo không. Mạc tiên sinh thừa cơ nói luôn thể tại sao buổi chiều cô ta ngồi nói chuyện với tôi mà luôn te te chạy vào gần đến cả năm bày lẩn. Phi Phượng chỉ bưng miệng cười. Mạc tiên sinh cho biết sở dĩ ông ta đến đây hỏi lấn thần như thể là vì lý do liên quan đến vấn để xem tướng số. Bấy giờ, Phi Phượng tỏ vẻ ngạc nhiên: “ Thôi chắc rồi, nếu vậy con Hạnh Xuân có phá tướng thật rồi. Tôi không hiểu tướng hay phá tướng thể nào, nhưng tôi thấy con Xuân có cái bệnh kỳ lắm", Phượng chỉ nói đến đây và im bặt. Mạc tiên sinh hỏi : “Cô ta có bệnh về bài tiết thì nên tìm thầy thuốc chữa, khó gì đâu". Phi Phượng cười đáp : “Nó đi chữa thầy nhưng thầy thuốc bảo nó không phải là bệnh, chỉ là thói quen, không dùng thuốc chữa được”. Ngưng một lát, Phượng nói tiếp:” Cái phá tướng ấy của Hạnh Xuân không chỉ là đi tiểu tiện luôn luôn thôi đâu, mà còn...Phượng lại không nói thêm. Tuy nhiên, Mạc tiên sinh cũng chẳng cần hỏi nữa, phá tướng của Hạnh Xuân quả rõ ràng. 
Câu chuyện chứng tỏ Tướng Mệnh học đã tìm thấy từ cái đẹp biếu diện có một cái xấu nguy hại tiềm ẩn bên trong. Cho dù ngườỉ đàn bà đẹp đến như loại đàn bà Padmini cùa Ấn độ chăng nữa mà có cái ám phá tướng là thân phận cũng chẳng ra gì.
Câu chuyện thứ hai:
Theo truyền thuyết cuối đời nhà Thanh thì bà mẹ Lý Hồng Chương,  một vị đại danh thần lúc ấy tướng mạo cực xũ lậu, nhưng bà ta có tiểng nói như thanh âm con phuợng hót. Khi bà ta hãy còn là con gái, vẻ xấu xí của bà đã thành lời đồn đại, xa gần ai cũng biết cả nên chẳng ai dám đển “vấn danh“. Chỉ có ông thân sinh ra Lý Hống Chương ở xa tới tim nhà người bạn lại chính là cha cô gáỉ xấu đắng xấu cay đó. Vào nhà chơi, ông cũng phảỉ nhận rằng trong đờí chưa từng gặp ai xấu đến thế! Lúc ăn cơm, có một chuyện xảy ra khiến ông ngạc nhỉên vô cùng, cô gái cất tiểng gọỉ bầy gà vịt, âm thanh trầm ấm thanh sáng như nhạc điệu réo rắt, gà vịt cứ chạy theo tiếng gọi mà về chuồng chẳng khác chỉ một đoàn quân tuân lệnh ông tướng. Người họ Lý vốn tinh thông tướng pháp, biết rằng cô gái ấy mang đặc biệt quí tưởng cách . Khi đàn gà vịt vào chuồng rồi ,con nào con nấy lặng im không lao sao hỗn độn, tất cả nhu sợ hãỉ, thì ông họ Lý tự nhủ: “Ta nhẩt định phải lấycô này để sinh ra quí tử nối đời mới được “.
Về sau, cô gáỉ ấy quả sinh ra quí tử là Lý Hồng Chương, từng làm mưa làm gió trên chính trường Tnmg Quốc vào cuối thể kỷ 19. 
Chuyện Hạnh Xuân và cô gái xấu xí, mẹ đẻ của Lý Hồng Chương và còn nhiều chuyện thật khác đã xác nhận định lý của tướng Mệnh học đổi với nữ phái. 
"Mỹ nhân thuờng tác kỹ, mỹ trung hũu chi xũ
Xũ nữ giá quí phu, xũ trung hữu đại mỹ" .
Nghĩa là: Người đàn bà đẹp thường bị lung lạc làm đĩ vì trong vẻ đẹp chứa chất một tưởng cách cực xấu . Người đàn bà xấu thường lấy được chồng sang vì trong dung mạo xẩu xí có mang một tướng cách cực tốt.
Hai định lý này có thể giải đáp một hiện tượng khá phổ thông trong cuộc sống .

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Anh Nhí 67 ◄Design by Pocket, BlogBulk Blogger Templates